Lịch sử Triều_Tiên_thuộc_Nhật

Bài chi tiết: Lịch sử Triều Tiên
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919 – 1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Bối cảnh

Quyền ủy quyền chung cho Lee Wan-yong được niêm phong và ký tên, bởi vị hoàng đế cuối cùng Thuần Tông (李坧) vào ngày 22 tháng 8 năm 1910 (융희4년; 隆熙4年)

Vào tháng 5 năm 1910, Bộ trưởng Lục quân Nhật Bản, Terauchi Masatake, đã được giao một nhiệm vụ hoàn thiện sự kiểm soát của Nhật Bản đối với Triều Tiên sau hiệp ước trước đó (Hiệp ước Nhật–Triều năm 1904Hiệp ước Nhật–Triều năm 1907) đã biến Triều Tiên thành một nước bảo hộ của Nhật Bản và đã thiết lập quyền bá chủ của Nhật Bản về chính trị trong nước của Triều Tiên. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1910, Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên một cách hiệu quả với Hiệp ước Nhật–Triều năm 1910 được ký kết bởi tổng lý đại thần Ye WanyongTerauchi Masatake, người trở thành Tổng đốc Nhật Bản đầu tiên của Triều Tiên.

Hiệp ước có hiệu lực cùng ngày và được công bố một tuần sau đó. Hiệp ước quy định:

  • Điều 1: Hoàng đế Triều Tiên thừa nhận hoàn toàn và chắc chắn toàn bộ chủ quyền của mình đối với toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên đối với Thiên hoàng Nhật Bản.
  • Điều 2: Thiên hoàng Nhật Bản chấp nhận sự nhượng bộ được nêu trong bài viết trước và đồng ý sáp nhập Triều Tiên vào Đế quốc Nhật Bản.

Cả hai hiệp ước bảo hộ và thôn tính đều được tuyên bố là vô hiệu trong Hiệp ước về quan hệ cơ bản giữa Nhật Bản và Hàn Quốc năm 1965.

Nhật Bản sáp nhập

Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản hoàn toàn thôn tính Triều Tiên bằng Hiệp ước sáp nhập Nhật–Triều. Tuy tính pháp lý của hiệp ước vẫn được phía Nhật Bản xác nhận, nói chung nó không được thừa nhận tại Triều Tiên bởi vị Hoàng đế Triều Tiên không ký kết vào văn bản này theo yêu cầu cần thiết và sự vi phạm vào thỏa ước quốc tế về những áp lực từ bên ngoài liên quan tới các hiệp ước. Triều Tiên bị Nhật Bản cai quản dưới cái gọi là Tổng đốc Nhật Bản cho tới khi họ đầu hàng không điều kiện trước các lực lượng Đồng Minh, ngày 15 tháng 8 năm 1945, với chủ quyền de facto đã được chuyển từ nhà Triều Tiên sang Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc.

Các mạng lưới vận tảiviễn thông kiểu châu Âu đã được thiết lập trên khắp đất nước. Đây là điều kiện tốt cho công cuộc khai thác của Nhật Bản, nhưng sự hiện đại hóa mang lại rất ít nếu không nói là không mang lại gì cho người dân Triều Tiên, mà chỉ chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu thương mại của Nhật Bản, và những biện pháp quản lý trung ương hóa chặt chẽ của họ. Người nhật đã phế bỏ hệ thống triều đình Triều Tiên, phá hủy Cung điện Triều Tiên, và sửa đổi hệ thống thuế của Triều Tiên nhằm chiếm đoạt đất đai của người nông dân, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Triều Tiên sang Nhật Bản gây ra nạn đói tại Triều Tiên; và đưa ra nhiều biện pháp dã man gồm cả ám sát những người từ chối trả thuế tại các tỉnh; bắt buộc lao động nô lệ trên các công trình xây dựng đường sá, hầm mỏ và các nhà máy tại Triều Tiên. Sau đó Nhật Bản còn mở rộng thêm nữa lao động nô lệ Triều Tiên tại Nhật Bản và những vùng lãnh thổ họ chiếm đóng bằng cách đưa lao động nô lệ tới các vùng đó.

Xâm nhập

Sau khi Hoàng đế Triều Tiên Cao Tông qua đời tháng 1 năm 1919, với tin đồn về sự đầu độc, những cuộc tuần hành đòi độc lập chống lại những kẻ xâm lược Nhật Bản diễn ra trên khắp cả nước ngày 1 tháng 3 năm 1919 (Phong trào mồng 1 tháng 3 (Samil)). Phong trào này đã bị đàn áp bằng vũ lực và khoảng 7.000 người đã bị cảnh sát và binh lính Nhật giết hại.[6] Một con số ước tính 2 triệu người đã tham gia vào các cuộc tuần hành hòa bình, ủng hộ giải phóng. (Những ghi chép của Nhật Bản đưa ra con số chưa tới nửa triệu người). Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo Triều Tiên, gồm toàn bộ làng Jeam-ri, đã bị đóng đinh hay bị thiêu sống tại các nhà thờ khi họ đấu tranh cho sự độc lập của Triều Tiên. Phong trào này một phần có ảnh hưởng từ bài diễn văn năm 1919 của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, tuyên bố ủng hộ quyền tự quyết và sự chấm dứt quyền cai quản thuộc địa của người châu Âu. Wilson không đưa ra lời bình luận nào về nền độc lập của Triều tiên, có lẽ một phái ủng hộ Nhật Bản tại Hoa Kỳ tìm cách mở những con đường thương mại vào Trung Quốc qua bán đảo Triều Tiên.

Chính phủ lâm thời

Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc đã được thành lập tại Thượng Hải, Trung Quốc, sau Phong trào mùng 1 tháng 3, chính phủ này phối hợp với các phong trào giải phóng và kháng chiến trong nước chống lại sự kiểm soát của Nhật Bản. Một số thắng lợi của Chính phủ Lâm thời gồm Trận Chingshanli năm 1920 và cuộc phục kích vào giới lãnh đạo quân sự Nhật tại Trung Quốc năm 1932. Chính phủ Lâm thời được coi là chính phủ trên danh nghĩa của nhân dân Triều Tiên trong giai đoạn từ 1919 đến 1948, và tính hợp pháp của nó đã được ghi nhận trong lời mở đầu Hiến pháp Hàn Quốc.

Nổi dậy

Những cuộc nổi dậy chống Nhật Bản sau đó, như cuộc nổi dậy toàn quốc của sinh viên tháng 11 năm 1929, đã dẫn tới việc tăng cường quản lý quân sự năm 1931. Sau khi Chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 và Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Nhật Bản đã tìm cách tiêu diệt sự hiện diện của Triều Tiên với tư cách một quốc gia. Việc thờ cúng tại các miếu thờ Shinto Nhật Bản trở thành bắt buộc. Chương trình học được sửa đổi triệt để để loại trừ việc dạy học bằng tiếng Triều Tiên và lịch Triều Tiên. Sự tiếp nối của văn hóa Triều Tiên bắt đầu bị coi là bất hợp pháp. Văn hóa và kinh tế Triều Tiên đã bị hủy hoại đáng kể. Ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm đoán và người Triều Tiên bị buộc phải chấp nhận những cái tên Nhật Bản.[7] Nhiều đồ vật thủ công văn hóa Triều Tiên bị phá hủy hay bị đưa sang Nhật Bản.[8] Tới ngày nay, những đồ thủ công giá trị của Triều Tiên thường hiện diện trong các bảo tàng Nhật Bản hay nằm trong những bộ sưu tập cá nhân. Báo chí bị cấm xuất bản bằng tiếng Triều Tiên và việc nghiên cứu lịch sử Triều Tiên cũng bị cấm đoán tại các trường đại học, sách sử Triều Tiên bị đốt, phá hủy hay bị cấm đoán[cần dẫn nguồn]. Theo một cuộc điều tra do Chính phủ Hàn Quốc tiến hành, 75.311 tài sản văn hóa đã bị chiếm đoạt khỏi Triều Tiên. Nhật Bản sở hữu 34.369, Hoa Kỳ 17.803.[9]

Một số người Triều Tiên đã rời bán đảo Triều Tiên tới Mãn ChâuPrimorsky Krai. Người Triều Tiên tại Mãn Châu đã thành lập những nhóm kháng chiến được gọi là Dongnipgun (Quân đội Độc lập) họ thường xuyên xâm nhập qua biên giới Triều Tiên-Trung Quốc, tiến hành chiến tranh du kích với các lực lượng Nhật Bản. Những đội quân du kích đã tập hợp với nhau trong thập niên 1940 để trở thành Quân đội Giải phóng Triều Tiên và đội quân này đã tham gia vào hoạt động đồng minh tại Trung Quốc và nhiều khu vực ở Đông Nam Á. Hàng chục nghìn người Triều Tiên cũng đã gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dânQuân đội Cách mạng Quốc gia.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Thế chiến thứ II, người Triều Tiên đã bị buộc phải ủng hộ Nhật Bản. Hàng chục nghìn nam giới[10] bị bắt tham gia quân đội Nhật Bản. Khoảng 200.000 cô gái và phụ nữ, chủ yếu từ Triều Tiên và Trung Quốc, bị bắt làm việc như những nô lệ tình dục, theo lối nói hoa mỹ là "phụ nữ giải khuây".[11]

Độc lập và chia cắt

Bài chi tiết: Chia cắt Triều Tiên

Sau khi thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, và lực lượng Liên Xô sắp tràn vào bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản đã đầu hàng lực lượng Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, chấm dứt 35 năm Nhật Bản chiếm đóng.

Các lực lượng Mỹ dưới quyền Tướng John R. Hodge đã đến phần phía nam của Bán đảo Triều Tiên vào ngày 8 tháng 9 năm 1945, trong khi Quân đội Liên Xô và một số Cộng sản Triều Tiên đã đóng quân ở phía bắc của Bán đảo Triều Tiên. Đại tá Hoa Kỳ Dean Rusk đã đề xuất với Chischakov, nhà quản lý quân sự Liên Xô của Bắc Triều Tiên, rằng Triều Tiên nên được chia cắt tại vĩ tuyến 38. Đề xuất này được đưa ra tại một cuộc họp khẩn cấp để xác định phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh, dẫn đến chia cắt Triều Tiên.

Sau khi Triều Tiên giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản, "Lệnh khôi phục tên" được ban hành vào ngày 23 tháng 10 năm 1946 bởi Chính quyền quân sự quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc phía nam vĩ tuyến 38, cho phép người Hàn Quốc khôi phục tên của họ nếu họ muốn. Nhiều người Triều Tiên tại Nhật Bản đã chọn giữ lại tên tiếng Nhật của mình, để tránh sự phân biệt đối xử, hoặc sau đó, để đáp ứng các yêu cầu nhập tịch với tư cách là công dân Nhật Bản.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triều_Tiên_thuộc_Nhật http://works.bepress.com/cgi/viewcontent.cgi?artic... http://www.boston.com/news/nation/washington/artic... http://www.britannica.com/eb/article-9050797?query... http://www.chosunonline.com/news/20100718000004 http://www.chosunonline.com/news/20100718000005 http://archives.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/03... http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3693/is_20... http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?new... http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?new... http://msnbc.msn.com/id/6919593/site/newsweek/